hoc-tai-chuc-luat-co-duoc-thi-tuyen-cong-chuc

Tại chức luật học xong có được thi công chức?

Hiện nay có một số báo đưa thông tin hiện có 7 địa phương trong cả nước có thông báo liên quan thi tuyển đầu vào công chức không tuyển dụng người có bằng tại chức. Khiến một số bạn có nguyện vọng học Tại chức Luật vì thế mà chưa dám đăng kí học. Vậy ở bài viết này chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu tính xác thực của những thông tin đó, cùng tìm hiểu tại chức Luật học xong có được thi công chức không nhé?

hoc-tai-chuc-luat-co-duoc-thi-tuyen-cong-chuc

Qui định của pháp luật về tuyển dụng cán bộ công chức

Ông Bình Chánh Văn phòng, nguyên là người phát ngôn của Bộ Nội vụ cho biết, hiện có 7 địa phương trong cả nước có thông báo liên quan thi tuyển đầu vào công chức không tuyển dụng người có bằng tại chức. Nhưng hầu hết thông tin đều qua báo chí, vậy nên Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã cử 2 đoàn kiểm tra công tác tuyển dụng ở 1 số Bộ, ngành, và địa phương để xác định thông tin cho chính xác. Ông Bình cũng khẳng định, nếu trong trường hợp có địa phương đã thi tuyển CBCC và không cho những người có bằng tại chức thi thì phải chịu trách nhiệm về sai phạm theo mức độ pháp luật qui định.

Ông Nguyễn Xuân Bình khẳng định rằng: “Về nguyên tắc, thì các qui định pháp luật về tuyển dụng cán bộ công chức (CBCC) được thực hiện thống nhất trong cả nước. Theo luật CBCC không cấm tuyển dụng người có bằng tại chức, và trong Luật Giáo dục không phân biệt giá trị các loại bằng, bởi vậy, việc các địa phương không tuyển dụng CBCC là người có bằng tại chức là không đúng qui định của pháp luật”.

Thi tuyển công chức không phân biệt chính qui hay tại chức miễn sao phải đảm bảo chất lượng

Liên quan đến việc “phân biệt” bằng tại chức và chính qui, ông Bình cho rằng, cần nhìn nhận hiện tượng xã hội này không “khô cứng” mà có sự chia sẻ, và ghi nhận. Tại các địa phương, tất cả những người sử dụng nguồn nhân lực đều mong muốn tìm cách này cách khác để tuyển dụng được những người có năng lực thực sự vào bộ máy của mình. Trong xuốt một quá trình dài vừa qua, đã có những giai đoạn, loại hình đào tạo ngoài chính qui đã góp phần đào tạo nguồn cán bộ chất lượng, có phẩm chất năng lực, thế nhưng hiện nay, xét trong một chừng mực nào đó, thì việc đào tạo tại chức tràn lan, một phần do đối tượng đầu vào không bảo đảm, cho nên không phải người học tại chức nào cũng đáp ứng được yêu cầu mong muốn.

Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cũng cho rằng, vì trước đây khi tuyển dụng chỉ chú trọng trình độ, và phẩm chất, mà chưa chú trọng nhiều đến năng lực, thế nhưng hiện nay cần chú trọng đến năng lực. Bởi vậy, giữa các văn bằng có giá trị như nhau, để có thể chọn được người có năng lực thì phải tổ chức thi tuyển công bằng, và khách quan, chứ không nên chỉ nhìn vào văn bằng, mà nên nhìn vào năng lực thực tế.

Như vậy, có thể thấy theo đúng qui định của pháp luật thì trong các kì thi tuyển công chức sẽ không có sự phân biệt giữa các loại hình đào tạo giữa ĐH luật chính qui, Tại chức, hay Van bang 2 Dai hoc Luat hệ vừa học vừa làm.

Khung hình phạt cho 2 bảo mẫu hành hạ trẻ em

Tin tức Pháp Luật | Chuyên trang tuyển sinh Van bang 2 Dai hoc Luat

Ngay khi đoạn clip hành hạ trẻ tại cơ sở trông giữ trẻ Phương Anh, tại quận Thủ Đức TP HCM, đăng tải trên Internet, dư luận thể hiện sự phẫn nộ, sự bất bình và cả lo ngại… Trước sự việc này Luật sư – Thạc sỹ luật Trần Thị Ngân, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội thông tin những vấn đề pháp lý liên quan đến vụ việc này. Tiếp tục đọc

trung-cap-luat-se-hut-thi-sinh

Trung cấp Luật hút thí sinh năm 2015

Tin giáo dục | Van bang 2 Dai hoc Luat

Mới đây tại hội nghị sơ kết công tác tổ chức và hoạt động của các trường trung cấp Luật tổ chức tại Thái Nguyên Khẳng định chủ trương thành lập các trường trung cấp Luật trong giai đoạn 2009 – 2012 là hoàn toàn đúng đắn. Trước nhu cầu cấp thiết về đội ngũ cán bộ tư pháp tuyến cơ sở, mà đặc biệt là cán bộ tư pháp hộ tịch, cũng đồng thời đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực ngành luật giai đoạn 2015 – 2020 kì tuyến sinh năm nay theo dự báo ngành luật đặc biệt là hệ đào tạo trung cấp Luật sẽ thu hút rất nhiều thí sinh ở cả 2 hệ đào tạo: Trung cấp luật chính qui đào tạo 2 năm và hệ “văn bằng 2 trung cấp luật” thời gian đào tạo 1 năm.

trung-cap-luat-se-hut-thi-sinh

Học trung cấp Luật Hà Nội ở đâu?

Hiện nay tại Hà Nội nổi bật lên có Khoa Luật trường Trung cấp Cộng đồng Hà Nội thu hút lượng thí sinh lớn trong những năm gần đây. Trường xây dựng chương trình đào tạo gắn liền với thực tế qua hệ thống văn phòng tư vấn pháp luật TP Hà Nội, cùng đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm trong nhiều năm giảng dạy ngành Luật, đa phần là giảng viên của Đại học Luật HN, ĐH Quốc gia HN, Viện ĐH Mở …

Đào tạo Trung cấp Luật sát với thực tế

Phát biểu tại hội nghị, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường yêu cầu các trường phải chú trọng xây dựng “thương hiệu”. Phải xây dựng “Chương trình dạy sát với nhu cầu thực tế cuộc sống hàng ngày. Đào tạo thợ thì chương trình phải sát với đào tạo “thợ”, các vấn đề pháp luật là những vấn đề rất đại cương thôi, còn những vấn đề cầm tay chỉ việc, để khi học viên về xã làm việc thì kỹ năng làm việc là như thế nào, phải thực hiện được thành thạo”. Cũng theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường thì, “học phải đi đôi với hành”, nhà trường phải tập trung “đào tạo theo nhu cầu của xã hội thay vì đào tạo những gì chúng ta có”, chỉ có như thế chất lượng đào tạo mới nâng cao được.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nhữ Văn Tâm, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên thay mặt lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã chúc mừng những kết quả mà các trường trung cấp Luật đã đạt được trong thời gian vừa qua đồng thời khẳng định lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cũng sẽ luôn tạo điều kiện cho cán bộ cũng như con em trong tỉnh theo học ngành Luật.

Địa chỉ đăng kí học Trung cấp Luật, Văn bằng 2 Đại học Luật Hà Nội: Phòng tuyển sinh 103 nhà B số 290 Tây Sơn – Đống Đa – HN. ĐT: 0462.917.240 – 0912.405.305

Những điều bạn cần lưu ý khi đi xin việc

Chuyên mục Kỹ năng sống | văn bằng 2 đại học luật

Thông thường để hợp đồng lao động được ký kết, thì những người tìm việc sẽ trải qua ba quá trình cơ bản: Bước đầu là nộp hồ sơ xin việc => bước 2 là phỏng vấn => cuổi cùng bước 3 là thử việc. Bài viết này nhằm mục đích giúp các bạn tân cử nhân với ý định tìm việc có cái nhìn rõ hơn về bản chất vấn đề “tuyển mộ” của các nhà tuyển dụng, dưới góc độ Kinh Tế Học Thông Tin.

duoc-si-huong-dan-nhung-luu-y-khi-xin-viec

Những điều bạn cần lưu ý khi đi xin việc

Bản thân người xin việc là người biết mình có năng lực phù hợp như thế nào với nghề mà mình muốn ứng tuyển nhưng nhà tuyển dụng (người ra quyết định) lại không biết rõ điều này. Do vậy, thông thường các nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn các ứng viên qua 3 bước sau:

Nhà tuyển dụng sẽ đăng tin tuyển dụng và lựa chọn những hồ sơ xin việc thích hợp:

Ở bước này, sẽ có nhiều hồ sơ gửi về nên nhân sự sẽ loại bớt những CV không đạt được các tiêu chí cho công việc đó: đầu tiên là xét bằng cấp chuyên ngành, sau đó tới kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ứng tuyển, không có thành tích nổi trội, hay những người không rõ định hướng cho công việc cũng rất khó ghi điểm, …. Có nhiều CV trình bày cẩu thả, lỗi trình bày thiếu thông tin và không hấp dẫn người đọc (đây là một trong những lí do bạn không bao giờ được gọi phỏng vấn mà không hiểu tại sao).

Vòng phỏng vấn:

Muc đích của vòng này là để có cái nhìn chân thực hơn về ứng viên: xác nhận lại và tìm hiểu thêm về những thông tin viết trong CV mà ứng viên đã cung cấp; về thái độ, tính cách, sự am hiểu về công việc, và các khả năng xử lý các tình huống nhà tuyển dụng đặt ra. Có 9 câu hỏi phổ biến nhất mà các nhà tuyển dụng thường dùng như sau:

Vòng phỏng vấn, thông thường người tìm việc sẽ trải qua 3 vòng (mặt đối mặt) face to face với các bộ phận phụ trách gồm: Bộ phận nhân sự, gặp người quản lý trực tiếp (First line manager), cuối cùng mới gặp người quản lý cao hơn (Second line manager).

  • Thành tích bạn đạt được?
  • Bạn sẽ làm gì khi được nhận vào?
  • Bạn biết gì về công ty?
  • Giới thiệu về bản thân bạn?
  • Điểm mạnh điểm yếu của bạn?
  • Bạn có thể làm được những gì cho công ty?
  • Định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bạn?
  • Mức lương bạn muốn?…
  • Tại sao chọn công ty tôi?

Các bạn Lưu ý rằng: Trong ba nhân vật phỏng vấn bạn thì First line manager là người có vai trò quan trọng vì họ là người sẽ quản lý trực tiếp bạn, bởi vậy nên cần có sự phù hợp về tính cách để tạo sự ăn ý trong công việc và đây là người biết được nên chọn người thế nào để thích hợp với đia bàn sắp tới bạn sẽ phụ trách.

Bước Thử việc:

Sau khi ký hợp đồng, thông thường sẽ có 2 tháng thử việc. Ở bước này công ty sẽ training về kĩ năng cần thiết, các chính sách công ty, các kiến thức sản phẩm,… Cũng sẽ đồng thời theo dõi , và đo lường hiệu quả và hiệu suất làm việc với sếp trực tiếp cũng như cách bạn làm việc với nhóm để xem xét việc kí hợp đồng chính thức với bạn hay không.

Tóm lại, người tìm việc có nhiệm vụ là phát các tín hiện, và phải thể hiện được: Thái độ làm việc, tác phong làm việc chuyên nghiệp, có kĩ năng và Kiến thức của mình có thể đáp ứng được với công việc được giao phó.

Có hai điều lưu ý các bạn nên nhớ:

Có đôi lúc người được chọn không phải là người xuất sắc nhất mà là người phù hợp nhất với người ra quyết định.

Hãy phát ra những tín hiệu trung thực về bản thân vì nhà tuyển dụng có rất nhiều kinh nghiệm và công cụ để phát hiện ra sự thiếu trung thực, vì vậy một khi không còn niềm tin bạn sẽ là người thất bại.

Văn bằng 2 đại học Luật Hà Nội tổng hợp

Các điều kiện để học văn bằng 2 Luật

Van bang 2 Dai hoc Luat là hệ đào tạo dành cho những người đã có ít nhất một bằng tốt nghiệp đại học, sau khi hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo đại học của ngành đào tạo mới, sẽ có đủ điều kiện để công nhận và cấp bằng tốt nghiệp đại học văn bằng thứ 2 chuyên ngành Luật. Hệ đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, và bồi dưỡng kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng và nâng cao tính thích ứng của nguồn nhân lực trước đòi hỏi ngày càng tăng của xã hội.

ban-da-biet-nganh-luat-co-nhung-he-dao-tao-nao-1

Qui định về việc miễn thi Văn bằng 2 Luật áp dụng đối với các trường hợp sau:

Người đã có bằng tốt nghiệp ĐH ngành luật hệ chính quy đăng ký vào học ngành luật khác hệ chính quy hoặc hệ không chính quy trong cùng nhóm ngành và tại chính trường mà mình đã học và tốt nghiệp ĐH (vd: luật kinh tế học chuyển sang luật tổng hợp…)

Một số trường cũng qui định sinh viên đang theo học trong trường tới năm thứ 3 đạt kết quả học tập khá trở lên cũng có thể đăng ký vào học ngành đào tạo mới bao gồm cả ngành luật hệ chính quy (học song ngành) và cũng không cần phải thi.

Hàng năm Viện Đại học Mở Hà Nội đều tuyển sinh văn bằng 2 luật kinh tế dành cho những người đã có văn bằng đại học bất kì không phân biệt loại hình đào tạo. Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh, trường xét tuyển theo thứ tự điểm thi từ cao đến thấp cho đến hết chỉ tiêu. Các bạn liên hệ với trường để biết môn thi tuyển, nội dung và hình thức thi.

Những người không thuộc diện miễn thi như ở trên và những người đăng ký học để lấy bằng đại học thứ hai ngành luật phải thi hai môn thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương của ngành luật. Thường là môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và Tiếng Anh

Điều kiện để học bằng 2 Luật

Công dân Việt Nam có Bằng tốt nghiệp đại học, có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành của Bộ Y tế và Bộ GDĐT, không đang trong thời gian can án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nộp hồ sơ đầy đủ và đúng hạn hồ sơ tuyển sinh và đạt các yêu cầu tuyển sinh theo quy định của Trường.

Thời gian đào tạo: Căn cứ vào chương trình đào tạo của từng trường đã xây dựng, thì thời gian đào tạo để cấp bằng đại học thứ hai là 2 đến 2,5 năm.

Hồ sơ tuyển sinh văn bằng 2 ngành luật: Hồ sơ tuyển sinh theo mẫu chung của từng trường phát hành bao gồm:

– Sơ yếu lý lịch (Chú ý phải có xác nhận hợp pháp và có dấu giáp lai ảnh);

– Phiếu đăng ký học văn bằng 2 đại học theo mẫu của các trường đào tạo;

– 2 bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp đại học thứ nhất (Kèm bản chính để đối chiếu); Những trường hợp Bằng tốt nghiệp của các trường nước ngoài, hoặc trường nước ngoài hoạt động hợp pháp ở Việt Nam thì văn bằng phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kèm theo bản dịch công chứng ;

– 2 phong bì (dán tem, và ghi rõ tên và địa chỉ để gửi giấy báo nhập học);

– 2 bản sao công chứng Bảng điểm toàn khoá học của bằng Đại học thứ nhất (Kèm bản chính để đối chiếu);

– 2 ảnh chân dung (3×4 cm), thí sinh mới chụp trong vòng 6 tháng, có ghi rõ họ và tên ngày tháng năm sinh ở phía sau ảnh;

– Bản sao Giấy chứng nhận ưu tiên trong tuyển sinh.

Lưu ý: Đối với phiếu đăng ký học văn bằng 2 đại học luật hà nội và sơ yếu lý lịch, các thí sinh khai theo mẫu in sẵn (trong hồ sơ), hoàn thành các thông tin, xin xác nhận theo hướng dẫn của cán bộ phòng tuyển sinh.

3 câu hỏi – 4 bước – 5 nguyên tắc chọn ngành

Nguyên tắc và các bước chọn ngành | Van bang 2 Dai hoc Luat

Thời gian tới kì thi quốc gia ngày càng gần những câu hỏi mà ban tư vấn của page nhận được nhiều nhất thời gian này chính là: Chọn ngành – chọn nghề như thế nào? Làm sao để Chọn trường phù hợp? Các nguyên tắc và các bước chọn ngành nghề phù hợp là gì? Những câu hỏi cần đặt ra khi lựa chọn ngành nghề của học sinh là gì? Bài viết này page xin được đưa đến quí độc giả “3 câu hỏi – 4 bước – 5 nguyên tắc chọn ngành” có thể giúp bạn chọn cho mình ngành nghề phù hợp nhất.

nguyen-tac-va-cac-buoc-chon-nganh-phu-hop-voi-ban

5 Nguyên tắc khoa học trong chọn ngành chọn nghề:

Nguyên tắc 1: Bạn chỉ nên chọn nghề phù hợp với sở thích và hứng thú của bản thân.

Nguyên tắc 2: Bạn chỉ nên chọn nghề mà bản thân có đủ điều kiện đáp ứng:

– Năng lực đáp ứng được các yêu cầu của nghề nghiệp.

– Tính cách phù hợp với tính chất của lao động của nghề nghiệp.

– Sức khoẻ phù hợp, đảm bảo với cường độ lao động và tính chất lao động.

– Điều kiện – hoàn cảnh gia đình đáp ứng được chi phí đào tạo, nuôi dưỡng nghề….

Nguyên tắc 3: Chỉ nên chọn ngành chọn nghề khi đã có hiểu biết đầy đủ về ngành nghề đó.

Nguyên tắc 4: Không nên chọn nghề mà xã hội không còn nhu cầu.

Nguyên tắc 5: Hãy chọn nghề đáp ứng được những giá trị mà bản thân coi là quan trọng và có ý nghĩa.

4 bước để lựa chọn ngành, và chọn trường.

Bước 1: Bước liệt kê các ngành nghề bản thân yêu thích ( bước này bạn hãy trả lời câu hỏi “tôi thích ngành nghề gì?”)

Hãy lập danh sách ngành nghề biết và có hứng thú, và yêu thích theo thứ tự ưu tiên, với mỗi ngành nghề cũng cần xác định các yêu tố: mức độ công việc, cơ hội thăng tiến, thu nhập, môi trường làm việc, tính chất công việc, và uy tín xã hội.

Bước 2: Bước tìm hiểu ngành nghề.

Từ các ngành nghề đã liệt kê theo sở thích, và có hứng thú hãy tìm hiểu về các nghề đã lựa chọn, các yêu cầu của từng ngành nghề: điểm đầu vào, đầu ra của ngành; có phù hợp năng lực, tính cách của bản thân, điều kiện lao động, và nhu cầu xã hội. Để từ đó tìm ra các điểm chung của ngành nghề và khả năng của bản thân.

Bước 3: Bước chọn nghề

Dựa trên danh sách đã được liệt kê hãy xác định ngành nghề phù hợp với bản thân theo các yếu tố:

Ngành nghề bản thân yêu thích:

– Nội dung công việc

– Điều kiện lao động

– Giá trị và ý nghĩa đối với bản thân

– Các cơ hội phát triển

Ngành nghề bản thân có băng lực đáp ứng

– Sức khoẻ, và tính cách

– Năng lực học tập, và năng lực làm việc

– Điều kiện gia đình.

Bước 4: Bước lựa chọn trường, chọn hệ đào tạo

Dựa trên ngành nghề đã lựa chọn xem ngành nghề đó thuộc lĩnh vực nào và có những nơi nào đào tạo ngành nghề đó. Trong thời điểm hiện nay hầu hết các ngành nghề đều được đào tạo từ sơ cấp tới cao đẳng – đại học do đó trước khi lựa chọn trường cần xác định hệ đào tạo phù hợp với bản thân: hệ học nghề, học trung cấp, học cao đẳng, hay đại học. Sau khi xác định hệ đào tạo thì sẽ xác định lựa chọn trường đào tạo.

Lập danh sách các trường đào tạo theo hệ đã lựa chọn: Trường Công lập, trường dân lập, mức điểm chuẩn, uy tín, chỉ tiêu, địa điểm, khối xét tuyển học phí…

3 Câu hỏi cần đặt ra khi bạn chọn ngành – chọn nghề

Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp gợi ý 3 câu hỏi then chốt các bạn học sinh cần đặt ra khi chọn ngành chọn nghề:

Tôi thích ngành gì, nghề gì? => khi có đam mê, có hứng thú với công việc, thì bạn sẽ theo đuổi, và vượt qua khó khăn và thành công với nó.

Tôi làm được nghề gì? => chỉ thích thôi chưa đủ, nếu bạn thích nhưng thiếu năng lực, thiếu tính cách, hoặc thể chất … không đủ điều kiện để bạn làm nghề đó thì cũng không thể làm được nghề đó.

Tôi cần làm nghề gì? => khi bạn thích và có đủ năng lực nhưng lựa chọn nghề xã hội không còn nhu cầu nhân lực thì cũng khiến cho người chọn gặp khó khăn về đầu ra.
Giải đáp và tổng hợp được cả 3 câu hỏi này, thì học sinh sẽ có được ngành nghề tối ưu nhất cho bản thân.

Văn bằng 2 đại học Luật Hà Nội st

174.000-cu-nhan-that-nghiep-do-chon-sai-nganh

Thống kê 174.000 cử nhân thất nghiệp do chọn sai ngành

Xu hướng chọn ngành học 2015 | Van bang 2 Dai Hoc Luat

Thiếu định hướng nghề nghiệp, hay chọn ngành – chọn trường sai, có nhiều em chọn ngành theo phong trào hiện nay đang là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cử nhân ra trường, hay các kỹ sư tốt nghiệp rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp ngày càng nhiều. Thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cho đến hết quý 3/2014 cả nước có 174.000 cử nhân thất nghiệp do chọn sai ngành nghề đào tạo chưa sát thực tế, cùng với thực trạng người học lại thiếu năng động, và thiếu sự chủ động trong việc tìm việc làm. Tiếp tục đọc

CSGT có bắt buộc phải chào người vi phạm – Luật giao thông

Luật giao thông | Van bang 2 dai hoc Luat

Gần đây xuất hiện liên tục trên mạng xã hội những clip mà trong đó khi CGST dừng xe người vi phạm bị “bắt bẻ” ngược lại khi không thực hiện việc chào người vi phạm luật giao thông. Vậy khi tiếp xúc làm việc với người vi phạm thì CSGT có bắt buộc phải chào người vi phạm hay không?

luat-giao-thong-csgt-co-bat-buoc-phai-chao-nguoi-vi-pham

Luật giao thông – Các Qui định về điều lệnh “chào” người vi phạm của CSGT đường bộ

Theo quy định tại Điều 11, Tại thông tư số 66/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 quy định về Quy trình tuần tra, và kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ có quy định như sau:

Khi xe cần kiểm soát đã đỗ đúng vị trí, người cán bộ được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát đứng ở vị trí an toàn, công khai, và yêu cầu người lái xe thực hiện các biện pháp an toàn, rồi xuống xe và xuất trình các loại giấy tờ có liên quan.

Những trường hợp CSGT không phải chào

Thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm, những người phạm tội quả tang, hoặc đang có lệnh truy nã hoặc có hành vi thiếu văn hóa…), đồng thời nói lời: “Yêu cầu ông, (bà, anh, chị…) cho chúng tôi kiểm soát các loại giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện”.

Trường hợp thực hiện mệnh lệnh, hay kế hoạch tổng kiểm soát phải nói lời: “Xin lỗi ông (bà, anh, chị…), cho chúng tôi kiểm soát các loại giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện”. Sau khi đã tiếp nhận được các loại giấy tờ (nếu có), phải thông báo cho người lái xe và những người trên xe biết lý do kiểm soát, rồi thực hiện kiểm soát theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 65/2012/TT-BCA….”

Như vậy, theo qui định khi tiếp xúc làm việc với người vi phạm thì Cảnh sát giao thông phải thực hiện động tác chào theo điều lệnh. Tuy vậy cũng theo quy định này không phải trường hợp nào Cảnh sát giao thông cũng phải chào theo Điều lệnh, như những trường hợp biết trước người lái xe vi phạm thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm, những người phạm tội quả tang, hoặc đang có lệnh truy nã hoặc có hành vi thiếu văn hóa (lăng mạ, đe dọa, xúc phạm Cảnh sát giao thông…) thì Cảnh sát giao thông không cần phải chào theo điều lệnh mà có thể chào bằng lời.

Văn bằng 2 đại học Luật Hà Nội