Bài Trắc nghiệm giúp bạn biết mình nên học ngành gì

Bạn đã biết làm thế nào để biết mình thuộc nhóm ngành nào? Làm sao để biết được bản thân thực sự phù hợp với ngành nghề nào nhất? Bạn không có sở thích sở trường gì đặc biệt nên không biết chọn ngành gì hay trường gì?…. Trên đây là những câu hỏi thường xuyên được gửi tới ban tư vấn trực tuyến của page Van bang 2 Dai hoc Luat từ học sinh và phụ huynh trên cả nước, ngay trong quá trình kiểm duyệt và phân loại câu hỏi, Ban tư vấn tuyển sinh của page cũng cảm thấy lo lắng cho các em khi có một số lượng không nhỏ các câu hỏi không xác định được mình nên chọn nhóm ngành nào, và không biết ngành nào phù hợp với mình. Hôm nay ban tư vấn gửi tới các em phiếu trắc nghiệm sở thích ngành nghề để các em có thể tự kiểm tra xem mình thuộc nhóm ngành nào để làm cơ sở cho việc chọn ngành của bản thân các em.

Tư vấn chọn ngành 2015: Trắc nghiệm giúp bạn biết nên học ngành gì?

Đánh dấu X vào ô vuông trước mỗi ý mà bạn thấy phù hợp với mình, tương ứng mỗi dấu x tính 1 điểm.

tracnghiem tracnghiem1

Bước tiếp theo hãy xem 2 nhóm ngành nào bạn có điểm số cao nhất. Sau đó hãy đối chiếu với tính cách của người thuộc nhóm ngành đó và các công việc tương ứng sau đây:

Nhóm ngành kĩ thuật

– Công việc: Làm nghề Vận hành máy, các ngành cơ khí ứng dụng, thiết bị điện – điện tử; bảo trì sửa chữa ô tô, trồng trọt, mộc, cắt may, chăn nuôi, lái xe, lái tàu, công nghệ thông tin. Những công việc này có từ công nhân bậc 2/7, 3/7, công nhân kĩ thuật trình độ TCN…. Đã được đào tạo trong các cơ sở dạy nghề, các trường trung cấp nghề…

– Đặc điểm: Những người thuộc nhóm ngành kĩ thuật là những người có tư duy tốt, có trí nhớ tốt, sở thích làm việc độc lập, có khả năng khám phá, biết và thích sử dụng máy móc, các đồ vật.

Ở bậc học ĐH,CĐ: Có thể làm Kĩ sư ô tô, Kĩ sư ngành tự động hóa, kĩ sư chế tạo máy, kĩ sư nông lâm ngư; ….Được đào tạo tại các trường ĐH, CĐ trên toàn quốc.

Nhóm Ngành Nghiên cứu

– Công việc: Có thể làm nghề: Lập trình viên, chuyên viên nghiên cứu các lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu thị trường, phân tích tài chính, khoa học xã hội, thiết kế phần mềm…. Được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề, TCCN, TTKT-THHN hoặc trực tiếp tại đơn vị tuyển dụng.

– Đặc điểm: Người thuộc nhóm ngành này là những người có khả năng làm việc độc lập, thích khám phá, quan sát, phân tích đánh giá các vấn đề khoa học xã hội. Có hiểu biết khoa học, có tư duy trừu tượng, óc tò mò, và trí tưởng tượng…

Bậc ĐH-CĐ: Có thể làm Nhà sinh vật học, khảo cổ học, bác sĩ, kĩ sư phần mềm; nhà hóa học/vật lí, lịch sử; địa lí, giảng viên các ngành khoa học tự nhiên, KHXH. Được đào tạo tại các trường ĐH-CĐ trên toàn quốc.

Nhóm Ngành Quản lí

– Công việc: Công an, quản trị kinh doanh, quân đội, quản trị mạng, chủ doanh nghiệp, hệ thống thông tin, đại lí, hay quản lí khách sạn,….Được đào tạo trong các trường nghề, các trường trung cấp quân sự, trường cảnh sát….

– Đặc điểm: Người thuộc nhóm này là những người có sở thích lãnh đạo và thuyết phục mọi người, tác động, có khả năng dẫn dắt, coi trọng sự thành công trong chính trị, có khả năng lãnh đạo, hoặc kinh doanh.

Bậc ĐH: Sẽ làm Quản lí khách sạn, ngân hàng, tín dụng, sĩ quan công an, quản lí doanh nghiệp, quản lí giáo dục các cấp……. Được đào tạo tại các trường ĐH-CĐ trên toàn quốc.

Nhóm Ngành Xã hội

– Công việc: Có thể làm nghề Nhà hoạt động xã hội, dược tá, y tá cộng đồng, hướng dẫn viên du lịch, chăm sóc khách hàng, lữ hành, nhân viên tư vấn…. Được đào tạo tại các trường trung cấp nghề, dạy nghề hoặc tại nơi tuyển dụng.

– Đặc điểm: Của những bạn thuộc nhóm này là những người có sở thích giao tiếp, có khả năng lắng nghe tích cực, thích đi đây đi dó, phản hồi tốt; tư vấn, có khả năng về giảng dạy, thích giúp đỡ người khác.

Ở bậc ĐH-CĐ có thể làm Giáo viên, bác sĩ, tư vấn viên, dược sĩ, chuyên gia tâm lí, luật sư, các công việc tư vấn. Được đào tạo tại các trường ĐH-CĐ ở các ngành Sư phạm, Văn bằng 2 Luật …. trên toàn quốc.

Nhóm ngành Nghiệp vụ

– Đặc điểm: Người thuộc nhóm này là những người có tính cách thận trọng, chặt chẽ, ngăn nắp, có khuynh hướng thích các công việc chi tiết, cẩn thận tỉ mỉ.

– Công việc: Kế toán, thủ thư, thanh tra, thư kí, hành chính, thuế, nhân viên lưu trữ, thủ quỹ, bưu điện, tiếp tân, nhân viên quầy nhân hàng….Đào tạo tại cơ sở dạy nghề, TCN, CĐN…

Bậc ĐH: Làm Cử nhân các ngành tài chính ngân hàng, hành chính tổng hợp, tài chính, tổ chức cán bộ, luật sư, kiểm soán,…. Được đào tạo tại các trường ĐH-CĐ trên toàn quốc.

Nhóm Ngành Nghệ thuật

– Đặc điểm: Người thuộc nhóm này là những người thích các hoạt động sáng tạo, có khả năng làm việc thiên về tính nghệ thuật, ngẫu hứng, coi trọng việc sáng tạo trong thể hiện ý tưởng.

– Công việc: Thiết kế đồ họa, phóng viên, thợ chụp ảnh, ca sĩ, thợ thủ công mỹ nghệ, diễn viên, nhà báo, dẫn chương trình, bình luận viên, trang điểm, thiết kế thời trang…. Được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề, trường trung cấp nghề, các dự án hỗ trợ việc làm, các lớp nghiệp vụ.

Bậc ĐH-CĐ: Có thể làm Kiến trúc sư, ca sĩ, kĩ sư thiết kế, nhạc sĩ, hoặc giảng viên văn học; …. Được đào tạo tại các trường ĐH-CĐ, các trường sân khấu, nhạc viện.

https://vanbang2daihocluat.wordpress.com/

hoc-cach-lang-nghe-nhan-vien-1

Hãy học cách lắng nghe nhân viên

Làm một nhà quản lý không hề dễ dàng. Trong một tổ chức bất kì, chúng ta không khó để thấy cảnh các nhân viên đoàn kết lại để “cách ly” sếp, bởi chỉ vì họ không thấy thoải mái khi cả nhóm cùng đi ăn trưa và mời sếp đi cùng. Bất kể sự cách biệt ấy, nếu ở cương vị là sếp, là một nhà quản lý bạn vẫn có trách nhiệm huấn luyện và phát triển nhân viên của mình. Dù bằng cách tiếp xúc, hay trao đổi và đào tạo nhân viên, thì các nhà quản lý sẽ có cơ hội học tập nhiều hơn những điều mới lạ từ họ. Sau đây, page Van bang 2 Dai hoc Luat xin được chia sẻ những điều nhà quản lý nên làm để đón nhận kiến thức từ cấp dưới! Tiếp tục đọc

co-hoi-viec-lam-lon-khi-hoc-luat

Bạn đã biết cơ hội việc làm của sinh viên ngành Luật

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Vì vậy mà những người học Van bang 2 dai hoc Luat, ĐH tại chức luật hay Trung cấp Luật ở đâu cũng đều cần sử dụng. Nghề Luật là một khái niệm mang tính tương đối, thường được sử dụng để chỉ nghề nghiệp của những người có kiến thức pháp luật nhất định, và đang thực hiện các công việc liên quan đến các mặt khác nhau của đời sống pháp lý tại toà án, các viện kiểm sát, các văn phòng luật sư, các cơ quan công an, các cơ quan thi hành án, hay cơ quan công chúng và một số bộ phận trong các cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, và xã hội của đất nước hoặc làm việc ở tất cả những nơi có nhu cầu. Tiếp tục đọc

hoc-van-bang-2-dai-hoc-luat-kinh-te-o-dau

Lên học văn bằng 2 Luật kinh tế ở đâu?

Bạn có nhu cầu học Van bang 2 Dai hoc Luat ngành Kinh tế nhưng chưa biết trường nào đào tạo tốt ngành Luật kinh tế? Bạn chưa biết nên đăng kí học ngành Luật kinh tế ở đâu? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này. Đồng thời cung cấp nguồn thông tin bổ ích về ngành luật kinh tế cho các bạn khi đã xác định được bản thân phù hợp với ngành học còn khá mới mẻ nhưng cũng đầy tiềm năng này. Hiện nay ở nước ta có những trường ĐH có thế mạnh đào tạo ngành Luật Kinh tế để thí sinh có thể tham khảo như Viện Đại học mở Hà Nội, trường ĐH Kinh tế Tài chính TPHCM, ĐH Công nghệ TPHCM, ĐH Mở TPHCM… Tiếp tục đọc

Cơ hội việc làm lớn từ Ngành Luật Bạn có biết?

Đối với bất cứ ngành nghề nào của xã hội chỉ cần là lao động có trình độ, người có kinh nghiệm làm việc thực tế thì đều dễ dàng nhận được vị trí tốt với mức lương cao và chế độ đãi ngộ trong mơ. Thế nhưng nếu xét đến cơ hội việc làm của từng ngành nghề thì lại phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của xã hội cũng như nguồn cung lao động của ngành đó ở thời điểm nhất định. Vấn đề việc làm không những là nỗi trăn trở của các phụ huynh, hay của những tân cử nhân mà còn là vấn đề của cả nền kinh tế nước ta. Vấn đề việc làm đã không còn dừng lại ở phạm vi cá nhân nữa mà đã là bài toán của toàn xã hội. Hãy cùng tìm hiểu học Van bang 2 dai hoc luat – Ngành Luật ra trường có dễ xin việc không? Cơ hội việc làm của sinh viên ngành luật ở thời điểm hiện tại có lớn không? Tiếp tục đọc

ap-luc-co-du-suc-cuop-di-niem-dam-me-2

Áp Lực và Niềm đam mê

Sống trên đời làm người, thì chẳng ai dám nói chưa bao giờ bị áp lực. Trong thực tế cho thấy áp lực thủ vai kẻ cướp đi niềm đam mê của rất hầu hết tất cả mọi người. Bằng cách này hay cách khác, đôi khi có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng ẩn sau mỗi sự đổi thay đều hiện hữu bóng dáng của “Áp lực” gây ra. Tiền tài, hay hạnh phúc, danh vọng, hay sự nghiệp, gia đình, hay những ước mơ và cả mục đích sống của bạn đều có nguy cơ bị cướp mất bất cứ lúc nào bởi kẻ thù vô hình “áp lực”. Vậy phải làm sao khi bạn bắt đầu cảm thấy sự căng thẳng đang đe dọa cuộc sống của bạn? | Chuyên mục Kỹ Năng Sống – Van bang 2 dai hoc Luat Tiếp tục đọc

ki-thi-thpt-nam-2015-lay-5-diem-khong-de

Kì thi THPT năm 2015 lấy 5 điểm văn không dễ

Chủ trương kỳ thi 2 trong 1 của Bộ GD-ĐT thật sự mang lại nhiều cảm xúc cho học sinh, các giáo viên và cả phụ huynh nữa. Và trong nhiều cảm xúc ấy có sự chờ đợi đề thi minh hoạ của Bộ GD-ĐT, bởi đây là lần đầu tiên thực hiện hình thức vừa xét tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển vào đại học cao đẳng | Van Bang 2 Dai hoc Luat tổng hợp và đưa tin. Tiếp tục đọc