van-bang-2-luat

Văn bằng 2 đại học luật học Hà Nội tuyển sinh năm 2015

Trước nhu cầu cấp thiết về nhân lực chuyên ngành luật, Trường Đại học Vinh được phép của Bộ Giáo dục đào tạo văn bằng 2 đại học luật. Đặc biệt là trong cơ chế mở cửa hội nhập, các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia. Nếu đơn vị của bạn am hiểu luật pháp, đặc biệt là luật kinh tế, luật kinh doanh thì chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ có ưu thế hơn hẳn so với các đối thủ của mình.

van-bang-2-dai-hoc-luat-xet-tuyen-nam-2015-1

Trường Đại học Vinh thông báo tuyển sinh văn bằng 2 đại học luật năm 2015

Căn cứ vào nhu cầu của đội ngũ cán bộ viên chức TP Hà Nội về học đại học ngành Luật.

Căn cứ vào quyết định giao chỉ tiêu đào tạo đại học hình thức vừa học vừa làm của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Trường Đại học Vinh.

Căn cứ vào công văn số 7918/UBND-VX, ngày 14/10/2014 của Ủy ban nhân dân TP Hà Nội đồng ý về việc Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Thăng Long liên kết với Trường Đại học Vinh tuyển sinh lớp văn bằng 2 đại học Luật hình thức vừa học vừa làm.

Căn cứ vào nhu cầu thực tế của xã hội hiện nay Hiệu trưởng trường Đại học Vinh quyết định thông báo tuyển sinh đào tạo văn bằng 2 đại học Luật hệ vừa học vừa làm như sau:

Phương thức tuyển sinh văn bằng 2 đại học luật Hà Nội:

– Xét tuyển.

Hồ sơ đăng ký dự tuyển:

– 01 Phiếu đăng ký học văn bằng 2 theo mẫu của trường.

– 01 hồ sơ dự tuyển có dán ảnh và xác nhận của cơ quan hoặc địa phương

– 01 bản sao công chứng bằng đại học thứ nhất

– 01 bản sao công chứng bảng điểm đại học.

– 01 bản sao giấy khai sinh

– 04 ảnh cỡ 3×4

Thời gian nhận hồ sơ:

– Nhận hồ sơ: từ 8h00 đến 17h30 tất cả các ngày (cả thứ 7, chủ nhật)

Điều kiện dự tuyển Văn bằng 2 Luật:

Nếu bạn là công dân Việt Nam và có đủ các điều kiện sau:

– Đã có 1 bằng đại học (không phân biệt loại hình đào tạo)

– Có đủ điểu kiện về sức khỏe để hoàn thành chương trình học theo đúng qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian đào tạo:

– Đào tạo liên tục tập trung 2 năm tại trường hoặc tại các cơ sở đào tạo của nhà trường.

– Thời gian học: Học vào 2 ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần hoặc từ 18h00 đến 20h30 các ngày trong tuần.

Địa điểm đào tạo và tiếp nhận hồ sơ :

– Tại trường Đại học Vinh và các cơ sở liên kết của nhà trường.

Chú ý: Mọi thông tin về thời gian nhận hồ sơ, lịch ôn thi và các thông tin khác

van-bang-2-dai-hoc-luat-xet-tuyen-nam-2015-2

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Phòng tuyển sinh 103, nhà B, số 290 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội

Hotline: 0462 917 240 – 0912 405 305

Nguồn: http://vanbang2daihocluat.com/xet-tuyen-van-bang-2-dai-hoc-luat-nam-2015/

Mức điểm chuẩn của Cao đẳng Y tế thái bình

Mức điểm chuẩn Cao đẳng Y Tế Thái Bình năm 2016 là bao nhiêu? Điểm giảm hay tăng so với mọi năm hay nhà trường tiến tới xóa bỏ hẳn mức sàn đầu vào Cao đẳng? (Bạn Hoàng Ngân, ở Gia Lai, có Email: chippy98@gmail.com)

Xin chào bạn Hoàng Ngân.

Cao đẳng Dược và Cao đẳng Điều Dưỡng, hay Xét nghiệm Y Học là những ngành chủ chốt được đào tạo tại trường. Nhưng gần đây, Bộ quyết định xóa bỏ điểm sàn vào hệ Cao đẳng. Cho nên, thí sinh muốn học Cao đẳng Dược không cần sử dụng kết quả các môn thi để xét tuyển. Theo đó điều kiện chung duy nhất là tốt nghiệp THPT.

Bạn đã gửi nhầm câu hỏi Điểm chuẩn Cao đẳng Y Tế Thái Bình về mục tư vấn của khoa Y Dược trường CĐ Công nghệ & Thương mại HN. Tuy vậy, để giúp bạn và các thí sinh còn lại hiểu rõ về ngành học này chúng tôi sẽ trích dẫn thông tin.

Để đảm bảo chất lượng đầu vào, Bộ một mặt tiến hành rà soát hơn 136 cơ sở đào tạo Y Dược để lựa chọn những trường đào tạo chuẩn đầu vào – chuẩn đầu ra, mặt khác giao quyền tự chủ bổ sung thêm các điều kiện xét tuyển cho mỗi trường để cơ sở đó tuyển được đúng đối tượng thí sinh.

Cao đẳng Dược Hà nội xét học bạ THPT >> Xem thêm <<

Bộ giáo dục ký duyệt đề án và tin tưởng giao chỉ tiêu cho khoa Y Dược trường CĐ Công nghệ & Thương mại HN. Để có thể đảm bảo tiêu chí của Bộ, trường tiến hành xét tuyển với quy định rõ ràng điều kiện xét tuyển Cao đẳng Dược 2016:

– Cùng với tổng điểm TB môn lớp 12 đạt từ 5,0 trở lên

– Thí sinh phải tốt nghiệp THPT

– Đạt hạnh kiểm đạt loại Khá

Để biết thêm thông tin chi tiết và nắm bắt cơ hội, các thí sinh hãy liên hệ trực tiếp về: Điện thoại 0466.55.65.75 – 0989.55.99.63
Các hình thức xét tuyển Trung cấp Dược >> Ở đây <<
Thông tin xét tuyển Lớp Trung cấp Mầm non học thứ 7 chủ nhật.

 

hinh-phat-tu-hinh

Có nên bãi bỏ hình phạt “Tử hình” cho một số tội danh?

Tin tức Pháp luật | Van bang 2 Dai hoc Luat

Theo một số ý kiến tại hội thảo “Một số định hướng cơ bản của dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi)” thì sẽ có 7 tội danh không bị áp dụng mức hình phạt cao nhất là tử hình.

Đề xuất bãi bỏ hình phạt tử hình cho một số tội danh

Những tội danh được đề xuất bỏ hình phạt tử hình bao gồm những tội sau: Tội cướp tài sản; phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; phá hủy công trình, chống mệnh lệnh;  phá hoạt hòa bình, đầu hàng địch; gây chiến tranh xâm lược; tội phạm chiến tranh,chống loài người. Tiếp tục đọc

Nhiều cụm chấm thi xong sớm - Kết quả có nhiều điểm liệt

Nhiều cụm chấm thi xong sớm – Kết quả có nhiều điểm liệt

Tin Giáo dục | Van bang 2 Dai hoc Luat

Tính đến ngày 16/7, đã có nhiều cụm thi đã hoàn tất công tác chấm thi, báo cáo dữ liệu điểm về Bộ GD&ĐT.
Ngày 20/7 là hạn cuối để các cụm thi THPT Quốc gia 2015 gửi kết quả dữ liệu điểm thi về Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục để tổng hợp. Sau đó Bộ GD&ĐT sẽ công bố đồng thời kết quả của tất cả các cụm thi trên toàn quốc.

Nhiều cụm chấm thi xong sớm - Kết quả có nhiều điểm liệt

Nhiều cụm chấm thi xong sớm – Kết quả có nhiều điểm liệt

Nhiều cụm đã chấm xong – Kết quả thống kê có nhiều điểm liệt

Điểm qua một số cụm thi đã hoàn thành công tác chấm điểm trên cả nước: Tại cụm thi Bắc Giang thí sinh dự thi với mục đích xét tốt nghiệp là chính nên có nhiều điểm từ 0 đến dưới 1.  Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang cho biết, điểm từ 6 đến 6,5 ở từng môn đã là cao.

Đã có gần 250 bài thi bị điểm liệt tại cụm thi Vĩnh Phúc; phổ điểm của thí sinh ở các môn thi năm nay tại cụm thi này chủ yếu ở mức từ 5 đến 6 điểm. Theo thống kê sơ bộ của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, thì tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2015 của tỉnh này có thể thấp hơn năm ngoái khoảng 2%.

Môn Toán tại cụm ĐH Cần Thơ có nhiều điểm liệt nhất; còn các môn Hóa, Sinh, Lý có số bài bị điểm liệt chiếm khoảng 10%. Phổ điểm biến là 5 đến 6 điểm.

Theo ông Nguyễn Phong Điền, nguyên Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ở cụm thi này có 200 điểm liệt. Theo ông Điền môn Toán, điểm thi khá cao, tính trong số 14.500 bài thi, có trên 75% số bài thi đạt 5 điểm trở lên, còn 10,5% bài thi đạt 8 điểm trở lên.

Một số cụm thi do Sở GD&ĐT chủ trì như: Bắc Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Hải Phòng… cũng đều đã hoàn tất công tác chấm thi; hiện đang tiến hành kiểm dò và ráp điểm theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT.

Theo Quy chế, thì ngày 20/7 là hạn cuối các trường hoàn tất công tác chấm thi. Đến trước ngày 1/8, Bộ GD&ĐT sẽ công bố điểm xét tuyển đầu vào và bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển.

Chiều 16/7, có trao đổi với Phóng viên, ông Mai Văn Trinh, nguyên Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho hay, đến thời điểm này đã có một số đơn vị đã gửi kết quả về Bộ.

Văn bằng 2 Đại học Luật Hà Nội tổng hợp

Quá nhiều điểm liệt trong kì thi thử THPT quốc gia

Kỳ thi THPT quốc gia | Chuyên trang tuyển sinh Van bang 2 Dai Hoc Luat

Giáo viên (GV) một trường THPT tại TP HCM cho biết trong kỳ thi thử THPT vừa qua, tính trong số gần 400 học sinh (HS) lớp 12 thì có 41% HS bị điểm liệt (dưới 1) môn toán. Còn đối với môn văn, thì trong 25 bài thi thì chỉ khoảng 1-2 HS đạt điểm trên trung bình.

Khó có thể tốt nghiệp nếu thi thật cũng quá nhiều điểm liệt trong kì thi thử THPT quốc gia như vậy

GV này phân tích đề thi tốt nghiệp THPT những năm trước (thang điểm 10), thì mức độ dễ của đề lên đến câu số 8, và chỉ 2 câu khó dành cho HS khá giỏi nên những em học lực trung bình cũng có thể đạt điểm 5 trở lên. Thế nhưng với đề thi thử môn toán vừa qua tại TP HCM, có đến câu 3 là các em đã phải cắn bút vì chỉ có 2 câu dễ. Học sinh giỏi mới có thể kiếm 6-8 điểm thì với HS trung bình, có thể đạt 4-5 điểm là khó rồi. “Cứ cho rằng tỉ lệ 41% HS điểm liệt là do các em chưa làm bài hết sức mình, chưa có thời gian ôn tập nhưng nếu chỉ tính một nửa số đó, nghĩa là khoảng 20% HS bị điểm liệt đã là rất nguy hiểm”.

ky-thi-thpt-quoc-gia-qua-nhieu-diem-liet

Theo ThS Hà Hữu Thạch, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Giồng Ông Tố (quận 2), đề môn văn vừa qua tại kỳ thi thử khá giống với đề kiểm tra học kỳ II của trường nên HS trúng tủ, và làm bài khá tốt. Tuy vạy, với môn toán, có một số phần HS chưa được ôn tập nên không có nhiều điểm đạt khung điểm khá.

Theo ghi nhận, chỉ có những trường THPT ở tốp đầu như Trường THPT Bùi Thị Xuân, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai … mới có số HS đạt điểm trên trung bình khá cao. Một số trường tốp giữa và cuối, thì số HS đạt tổng điểm 4 môn xét tốt nghiệp không nhiều. Nhiều trường đang lo ngại tình trạng HS trượt tốt nghiệp hàng loạt nếu mức độ của đề thi trong kỳ thi thật sắp tới có độ khó tương đương hoặc khó hơn so với đề thi thử.

Hiệu phó phụ trách chuyên môn một trường THPT tại huyện Củ Chi cũng cho biết tổng điểm trung bình 4 môn đủ để đậu tốt nghiệp của HS trong kỳ thi thử đạt chưa tới 30%.

Đề thi THPT quốc gia phải ra thế nào cho vừa sức?

Theo TS Võ Thế Quân, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Đông Đô, điều lo lắng nhất hiện nay của GV, các phụ huynh và HS là cấu trúc đề thi vì đây là yếu tố quan trọng quyết định tới kết quả kỳ thi. Đến nay, phương án 1 do Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ GD&ĐT đưa ra tại Công văn số 374/KTKĐCLGD-KT ngày 31-3 là các câu hỏi phục vụ việc xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH – CĐ được trộn lẫn với nhau. Điều này có ưu điểm là các kiến thức phục vụ cho 2 mục đích được phối hợp chặt chẽ trong một đề thi hoàn chỉnh.

Hiệu trưởng một trường THPT tại quận Phú Nhuận cho rằng việc “cân” đề thế nào cho vừa sức để phân hóa được HS trong kỳ thi THPT quốc gia 2015 rất quan trọng. Đề và bài thi phải phản ánh kết quả đánh giá trong đào tạo của giáo dục phổ thông, mặc dù chỉ vài phần trăm HS bị điểm liệt đã là có vấn đề. Đề cần phải cân nhắc để HS trường chuyên làm được nhưng HS các trường tốp cuối cũng không phải đến nỗi cắn bút.

Tuy vậy, nhược điểm của việc này là người thi bị phân tán sự tập trung về nội dung khó – dễ khi làm bài. Với HS yếu, thì việc phân biệt câu dễ để làm trước, và câu khó làm sau rất mất thời gian, sẽ ảnh hưởng tới tâm lý thi cử và tiến độ làm bài. Xét tổng thể, học sinh sẽ rất vất vả mới làm hết đề thi và như vậy sẽ ảnh hưởng tới kết quả xét tốt nghiệp và cả tuyển sinh.

Đề thi THPT quốc gia nên tách bạch 2 phần

TS Võ Thế Quân cho rằng nếu cấu trúc đề thi THPT quốc gia được tách thành 2 phần độc lập sẽ rất thuận lợi cho việc làm bài của thí sinh: Những thí sinh có nhu cầu xét tốt nghiệp THPT chỉ tập trung làm phần 1; còn thí sinh có nhu cầu xét tuyển ĐH – CĐ chỉ tập trung làm phần 2. Những thí sinh vừa có nhu cầu xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH – CĐ thì phải làm cả 2 phần. Nếu cấu trúc đề thi như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi về tâm lý, giúp học sinh tập trung làm bài vào phần đúng với mục đích thi của mình. Việc này cũng tạo thuận lợi cho việc chấm thi và xử lý kết quả thi.

Văn bằng 2 đại họcLuật Hà Nội tổng hợp

hoc-tai-chuc-luat-co-duoc-thi-tuyen-cong-chuc

Tại chức luật học xong có được thi công chức?

Hiện nay có một số báo đưa thông tin hiện có 7 địa phương trong cả nước có thông báo liên quan thi tuyển đầu vào công chức không tuyển dụng người có bằng tại chức. Khiến một số bạn có nguyện vọng học Tại chức Luật vì thế mà chưa dám đăng kí học. Vậy ở bài viết này chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu tính xác thực của những thông tin đó, cùng tìm hiểu tại chức Luật học xong có được thi công chức không nhé?

hoc-tai-chuc-luat-co-duoc-thi-tuyen-cong-chuc

Qui định của pháp luật về tuyển dụng cán bộ công chức

Ông Bình Chánh Văn phòng, nguyên là người phát ngôn của Bộ Nội vụ cho biết, hiện có 7 địa phương trong cả nước có thông báo liên quan thi tuyển đầu vào công chức không tuyển dụng người có bằng tại chức. Nhưng hầu hết thông tin đều qua báo chí, vậy nên Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã cử 2 đoàn kiểm tra công tác tuyển dụng ở 1 số Bộ, ngành, và địa phương để xác định thông tin cho chính xác. Ông Bình cũng khẳng định, nếu trong trường hợp có địa phương đã thi tuyển CBCC và không cho những người có bằng tại chức thi thì phải chịu trách nhiệm về sai phạm theo mức độ pháp luật qui định.

Ông Nguyễn Xuân Bình khẳng định rằng: “Về nguyên tắc, thì các qui định pháp luật về tuyển dụng cán bộ công chức (CBCC) được thực hiện thống nhất trong cả nước. Theo luật CBCC không cấm tuyển dụng người có bằng tại chức, và trong Luật Giáo dục không phân biệt giá trị các loại bằng, bởi vậy, việc các địa phương không tuyển dụng CBCC là người có bằng tại chức là không đúng qui định của pháp luật”.

Thi tuyển công chức không phân biệt chính qui hay tại chức miễn sao phải đảm bảo chất lượng

Liên quan đến việc “phân biệt” bằng tại chức và chính qui, ông Bình cho rằng, cần nhìn nhận hiện tượng xã hội này không “khô cứng” mà có sự chia sẻ, và ghi nhận. Tại các địa phương, tất cả những người sử dụng nguồn nhân lực đều mong muốn tìm cách này cách khác để tuyển dụng được những người có năng lực thực sự vào bộ máy của mình. Trong xuốt một quá trình dài vừa qua, đã có những giai đoạn, loại hình đào tạo ngoài chính qui đã góp phần đào tạo nguồn cán bộ chất lượng, có phẩm chất năng lực, thế nhưng hiện nay, xét trong một chừng mực nào đó, thì việc đào tạo tại chức tràn lan, một phần do đối tượng đầu vào không bảo đảm, cho nên không phải người học tại chức nào cũng đáp ứng được yêu cầu mong muốn.

Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cũng cho rằng, vì trước đây khi tuyển dụng chỉ chú trọng trình độ, và phẩm chất, mà chưa chú trọng nhiều đến năng lực, thế nhưng hiện nay cần chú trọng đến năng lực. Bởi vậy, giữa các văn bằng có giá trị như nhau, để có thể chọn được người có năng lực thì phải tổ chức thi tuyển công bằng, và khách quan, chứ không nên chỉ nhìn vào văn bằng, mà nên nhìn vào năng lực thực tế.

Như vậy, có thể thấy theo đúng qui định của pháp luật thì trong các kì thi tuyển công chức sẽ không có sự phân biệt giữa các loại hình đào tạo giữa ĐH luật chính qui, Tại chức, hay Van bang 2 Dai hoc Luat hệ vừa học vừa làm.

Khung hình phạt cho 2 bảo mẫu hành hạ trẻ em

Tin tức Pháp Luật | Chuyên trang tuyển sinh Van bang 2 Dai hoc Luat

Ngay khi đoạn clip hành hạ trẻ tại cơ sở trông giữ trẻ Phương Anh, tại quận Thủ Đức TP HCM, đăng tải trên Internet, dư luận thể hiện sự phẫn nộ, sự bất bình và cả lo ngại… Trước sự việc này Luật sư – Thạc sỹ luật Trần Thị Ngân, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội thông tin những vấn đề pháp lý liên quan đến vụ việc này. Tiếp tục đọc

trung-cap-luat-se-hut-thi-sinh

Trung cấp Luật hút thí sinh năm 2015

Tin giáo dục | Van bang 2 Dai hoc Luat

Mới đây tại hội nghị sơ kết công tác tổ chức và hoạt động của các trường trung cấp Luật tổ chức tại Thái Nguyên Khẳng định chủ trương thành lập các trường trung cấp Luật trong giai đoạn 2009 – 2012 là hoàn toàn đúng đắn. Trước nhu cầu cấp thiết về đội ngũ cán bộ tư pháp tuyến cơ sở, mà đặc biệt là cán bộ tư pháp hộ tịch, cũng đồng thời đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực ngành luật giai đoạn 2015 – 2020 kì tuyến sinh năm nay theo dự báo ngành luật đặc biệt là hệ đào tạo trung cấp Luật sẽ thu hút rất nhiều thí sinh ở cả 2 hệ đào tạo: Trung cấp luật chính qui đào tạo 2 năm và hệ “văn bằng 2 trung cấp luật” thời gian đào tạo 1 năm.

trung-cap-luat-se-hut-thi-sinh

Học trung cấp Luật Hà Nội ở đâu?

Hiện nay tại Hà Nội nổi bật lên có Khoa Luật trường Trung cấp Cộng đồng Hà Nội thu hút lượng thí sinh lớn trong những năm gần đây. Trường xây dựng chương trình đào tạo gắn liền với thực tế qua hệ thống văn phòng tư vấn pháp luật TP Hà Nội, cùng đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm trong nhiều năm giảng dạy ngành Luật, đa phần là giảng viên của Đại học Luật HN, ĐH Quốc gia HN, Viện ĐH Mở …

Đào tạo Trung cấp Luật sát với thực tế

Phát biểu tại hội nghị, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường yêu cầu các trường phải chú trọng xây dựng “thương hiệu”. Phải xây dựng “Chương trình dạy sát với nhu cầu thực tế cuộc sống hàng ngày. Đào tạo thợ thì chương trình phải sát với đào tạo “thợ”, các vấn đề pháp luật là những vấn đề rất đại cương thôi, còn những vấn đề cầm tay chỉ việc, để khi học viên về xã làm việc thì kỹ năng làm việc là như thế nào, phải thực hiện được thành thạo”. Cũng theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường thì, “học phải đi đôi với hành”, nhà trường phải tập trung “đào tạo theo nhu cầu của xã hội thay vì đào tạo những gì chúng ta có”, chỉ có như thế chất lượng đào tạo mới nâng cao được.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nhữ Văn Tâm, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên thay mặt lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã chúc mừng những kết quả mà các trường trung cấp Luật đã đạt được trong thời gian vừa qua đồng thời khẳng định lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cũng sẽ luôn tạo điều kiện cho cán bộ cũng như con em trong tỉnh theo học ngành Luật.

Địa chỉ đăng kí học Trung cấp Luật, Văn bằng 2 Đại học Luật Hà Nội: Phòng tuyển sinh 103 nhà B số 290 Tây Sơn – Đống Đa – HN. ĐT: 0462.917.240 – 0912.405.305

Những điều bạn cần lưu ý khi đi xin việc

Chuyên mục Kỹ năng sống | văn bằng 2 đại học luật

Thông thường để hợp đồng lao động được ký kết, thì những người tìm việc sẽ trải qua ba quá trình cơ bản: Bước đầu là nộp hồ sơ xin việc => bước 2 là phỏng vấn => cuổi cùng bước 3 là thử việc. Bài viết này nhằm mục đích giúp các bạn tân cử nhân với ý định tìm việc có cái nhìn rõ hơn về bản chất vấn đề “tuyển mộ” của các nhà tuyển dụng, dưới góc độ Kinh Tế Học Thông Tin.

duoc-si-huong-dan-nhung-luu-y-khi-xin-viec

Những điều bạn cần lưu ý khi đi xin việc

Bản thân người xin việc là người biết mình có năng lực phù hợp như thế nào với nghề mà mình muốn ứng tuyển nhưng nhà tuyển dụng (người ra quyết định) lại không biết rõ điều này. Do vậy, thông thường các nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn các ứng viên qua 3 bước sau:

Nhà tuyển dụng sẽ đăng tin tuyển dụng và lựa chọn những hồ sơ xin việc thích hợp:

Ở bước này, sẽ có nhiều hồ sơ gửi về nên nhân sự sẽ loại bớt những CV không đạt được các tiêu chí cho công việc đó: đầu tiên là xét bằng cấp chuyên ngành, sau đó tới kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ứng tuyển, không có thành tích nổi trội, hay những người không rõ định hướng cho công việc cũng rất khó ghi điểm, …. Có nhiều CV trình bày cẩu thả, lỗi trình bày thiếu thông tin và không hấp dẫn người đọc (đây là một trong những lí do bạn không bao giờ được gọi phỏng vấn mà không hiểu tại sao).

Vòng phỏng vấn:

Muc đích của vòng này là để có cái nhìn chân thực hơn về ứng viên: xác nhận lại và tìm hiểu thêm về những thông tin viết trong CV mà ứng viên đã cung cấp; về thái độ, tính cách, sự am hiểu về công việc, và các khả năng xử lý các tình huống nhà tuyển dụng đặt ra. Có 9 câu hỏi phổ biến nhất mà các nhà tuyển dụng thường dùng như sau:

Vòng phỏng vấn, thông thường người tìm việc sẽ trải qua 3 vòng (mặt đối mặt) face to face với các bộ phận phụ trách gồm: Bộ phận nhân sự, gặp người quản lý trực tiếp (First line manager), cuối cùng mới gặp người quản lý cao hơn (Second line manager).

  • Thành tích bạn đạt được?
  • Bạn sẽ làm gì khi được nhận vào?
  • Bạn biết gì về công ty?
  • Giới thiệu về bản thân bạn?
  • Điểm mạnh điểm yếu của bạn?
  • Bạn có thể làm được những gì cho công ty?
  • Định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bạn?
  • Mức lương bạn muốn?…
  • Tại sao chọn công ty tôi?

Các bạn Lưu ý rằng: Trong ba nhân vật phỏng vấn bạn thì First line manager là người có vai trò quan trọng vì họ là người sẽ quản lý trực tiếp bạn, bởi vậy nên cần có sự phù hợp về tính cách để tạo sự ăn ý trong công việc và đây là người biết được nên chọn người thế nào để thích hợp với đia bàn sắp tới bạn sẽ phụ trách.

Bước Thử việc:

Sau khi ký hợp đồng, thông thường sẽ có 2 tháng thử việc. Ở bước này công ty sẽ training về kĩ năng cần thiết, các chính sách công ty, các kiến thức sản phẩm,… Cũng sẽ đồng thời theo dõi , và đo lường hiệu quả và hiệu suất làm việc với sếp trực tiếp cũng như cách bạn làm việc với nhóm để xem xét việc kí hợp đồng chính thức với bạn hay không.

Tóm lại, người tìm việc có nhiệm vụ là phát các tín hiện, và phải thể hiện được: Thái độ làm việc, tác phong làm việc chuyên nghiệp, có kĩ năng và Kiến thức của mình có thể đáp ứng được với công việc được giao phó.

Có hai điều lưu ý các bạn nên nhớ:

Có đôi lúc người được chọn không phải là người xuất sắc nhất mà là người phù hợp nhất với người ra quyết định.

Hãy phát ra những tín hiệu trung thực về bản thân vì nhà tuyển dụng có rất nhiều kinh nghiệm và công cụ để phát hiện ra sự thiếu trung thực, vì vậy một khi không còn niềm tin bạn sẽ là người thất bại.

Văn bằng 2 đại học Luật Hà Nội tổng hợp

Các điều kiện để học văn bằng 2 Luật

Van bang 2 Dai hoc Luat là hệ đào tạo dành cho những người đã có ít nhất một bằng tốt nghiệp đại học, sau khi hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo đại học của ngành đào tạo mới, sẽ có đủ điều kiện để công nhận và cấp bằng tốt nghiệp đại học văn bằng thứ 2 chuyên ngành Luật. Hệ đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, và bồi dưỡng kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng và nâng cao tính thích ứng của nguồn nhân lực trước đòi hỏi ngày càng tăng của xã hội.

ban-da-biet-nganh-luat-co-nhung-he-dao-tao-nao-1

Qui định về việc miễn thi Văn bằng 2 Luật áp dụng đối với các trường hợp sau:

Người đã có bằng tốt nghiệp ĐH ngành luật hệ chính quy đăng ký vào học ngành luật khác hệ chính quy hoặc hệ không chính quy trong cùng nhóm ngành và tại chính trường mà mình đã học và tốt nghiệp ĐH (vd: luật kinh tế học chuyển sang luật tổng hợp…)

Một số trường cũng qui định sinh viên đang theo học trong trường tới năm thứ 3 đạt kết quả học tập khá trở lên cũng có thể đăng ký vào học ngành đào tạo mới bao gồm cả ngành luật hệ chính quy (học song ngành) và cũng không cần phải thi.

Hàng năm Viện Đại học Mở Hà Nội đều tuyển sinh văn bằng 2 luật kinh tế dành cho những người đã có văn bằng đại học bất kì không phân biệt loại hình đào tạo. Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh, trường xét tuyển theo thứ tự điểm thi từ cao đến thấp cho đến hết chỉ tiêu. Các bạn liên hệ với trường để biết môn thi tuyển, nội dung và hình thức thi.

Những người không thuộc diện miễn thi như ở trên và những người đăng ký học để lấy bằng đại học thứ hai ngành luật phải thi hai môn thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương của ngành luật. Thường là môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và Tiếng Anh

Điều kiện để học bằng 2 Luật

Công dân Việt Nam có Bằng tốt nghiệp đại học, có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành của Bộ Y tế và Bộ GDĐT, không đang trong thời gian can án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nộp hồ sơ đầy đủ và đúng hạn hồ sơ tuyển sinh và đạt các yêu cầu tuyển sinh theo quy định của Trường.

Thời gian đào tạo: Căn cứ vào chương trình đào tạo của từng trường đã xây dựng, thì thời gian đào tạo để cấp bằng đại học thứ hai là 2 đến 2,5 năm.

Hồ sơ tuyển sinh văn bằng 2 ngành luật: Hồ sơ tuyển sinh theo mẫu chung của từng trường phát hành bao gồm:

– Sơ yếu lý lịch (Chú ý phải có xác nhận hợp pháp và có dấu giáp lai ảnh);

– Phiếu đăng ký học văn bằng 2 đại học theo mẫu của các trường đào tạo;

– 2 bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp đại học thứ nhất (Kèm bản chính để đối chiếu); Những trường hợp Bằng tốt nghiệp của các trường nước ngoài, hoặc trường nước ngoài hoạt động hợp pháp ở Việt Nam thì văn bằng phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kèm theo bản dịch công chứng ;

– 2 phong bì (dán tem, và ghi rõ tên và địa chỉ để gửi giấy báo nhập học);

– 2 bản sao công chứng Bảng điểm toàn khoá học của bằng Đại học thứ nhất (Kèm bản chính để đối chiếu);

– 2 ảnh chân dung (3×4 cm), thí sinh mới chụp trong vòng 6 tháng, có ghi rõ họ và tên ngày tháng năm sinh ở phía sau ảnh;

– Bản sao Giấy chứng nhận ưu tiên trong tuyển sinh.

Lưu ý: Đối với phiếu đăng ký học văn bằng 2 đại học luật hà nội và sơ yếu lý lịch, các thí sinh khai theo mẫu in sẵn (trong hồ sơ), hoàn thành các thông tin, xin xác nhận theo hướng dẫn của cán bộ phòng tuyển sinh.

3 câu hỏi – 4 bước – 5 nguyên tắc chọn ngành

Nguyên tắc và các bước chọn ngành | Van bang 2 Dai hoc Luat

Thời gian tới kì thi quốc gia ngày càng gần những câu hỏi mà ban tư vấn của page nhận được nhiều nhất thời gian này chính là: Chọn ngành – chọn nghề như thế nào? Làm sao để Chọn trường phù hợp? Các nguyên tắc và các bước chọn ngành nghề phù hợp là gì? Những câu hỏi cần đặt ra khi lựa chọn ngành nghề của học sinh là gì? Bài viết này page xin được đưa đến quí độc giả “3 câu hỏi – 4 bước – 5 nguyên tắc chọn ngành” có thể giúp bạn chọn cho mình ngành nghề phù hợp nhất.

nguyen-tac-va-cac-buoc-chon-nganh-phu-hop-voi-ban

5 Nguyên tắc khoa học trong chọn ngành chọn nghề:

Nguyên tắc 1: Bạn chỉ nên chọn nghề phù hợp với sở thích và hứng thú của bản thân.

Nguyên tắc 2: Bạn chỉ nên chọn nghề mà bản thân có đủ điều kiện đáp ứng:

– Năng lực đáp ứng được các yêu cầu của nghề nghiệp.

– Tính cách phù hợp với tính chất của lao động của nghề nghiệp.

– Sức khoẻ phù hợp, đảm bảo với cường độ lao động và tính chất lao động.

– Điều kiện – hoàn cảnh gia đình đáp ứng được chi phí đào tạo, nuôi dưỡng nghề….

Nguyên tắc 3: Chỉ nên chọn ngành chọn nghề khi đã có hiểu biết đầy đủ về ngành nghề đó.

Nguyên tắc 4: Không nên chọn nghề mà xã hội không còn nhu cầu.

Nguyên tắc 5: Hãy chọn nghề đáp ứng được những giá trị mà bản thân coi là quan trọng và có ý nghĩa.

4 bước để lựa chọn ngành, và chọn trường.

Bước 1: Bước liệt kê các ngành nghề bản thân yêu thích ( bước này bạn hãy trả lời câu hỏi “tôi thích ngành nghề gì?”)

Hãy lập danh sách ngành nghề biết và có hứng thú, và yêu thích theo thứ tự ưu tiên, với mỗi ngành nghề cũng cần xác định các yêu tố: mức độ công việc, cơ hội thăng tiến, thu nhập, môi trường làm việc, tính chất công việc, và uy tín xã hội.

Bước 2: Bước tìm hiểu ngành nghề.

Từ các ngành nghề đã liệt kê theo sở thích, và có hứng thú hãy tìm hiểu về các nghề đã lựa chọn, các yêu cầu của từng ngành nghề: điểm đầu vào, đầu ra của ngành; có phù hợp năng lực, tính cách của bản thân, điều kiện lao động, và nhu cầu xã hội. Để từ đó tìm ra các điểm chung của ngành nghề và khả năng của bản thân.

Bước 3: Bước chọn nghề

Dựa trên danh sách đã được liệt kê hãy xác định ngành nghề phù hợp với bản thân theo các yếu tố:

Ngành nghề bản thân yêu thích:

– Nội dung công việc

– Điều kiện lao động

– Giá trị và ý nghĩa đối với bản thân

– Các cơ hội phát triển

Ngành nghề bản thân có băng lực đáp ứng

– Sức khoẻ, và tính cách

– Năng lực học tập, và năng lực làm việc

– Điều kiện gia đình.

Bước 4: Bước lựa chọn trường, chọn hệ đào tạo

Dựa trên ngành nghề đã lựa chọn xem ngành nghề đó thuộc lĩnh vực nào và có những nơi nào đào tạo ngành nghề đó. Trong thời điểm hiện nay hầu hết các ngành nghề đều được đào tạo từ sơ cấp tới cao đẳng – đại học do đó trước khi lựa chọn trường cần xác định hệ đào tạo phù hợp với bản thân: hệ học nghề, học trung cấp, học cao đẳng, hay đại học. Sau khi xác định hệ đào tạo thì sẽ xác định lựa chọn trường đào tạo.

Lập danh sách các trường đào tạo theo hệ đã lựa chọn: Trường Công lập, trường dân lập, mức điểm chuẩn, uy tín, chỉ tiêu, địa điểm, khối xét tuyển học phí…

3 Câu hỏi cần đặt ra khi bạn chọn ngành – chọn nghề

Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp gợi ý 3 câu hỏi then chốt các bạn học sinh cần đặt ra khi chọn ngành chọn nghề:

Tôi thích ngành gì, nghề gì? => khi có đam mê, có hứng thú với công việc, thì bạn sẽ theo đuổi, và vượt qua khó khăn và thành công với nó.

Tôi làm được nghề gì? => chỉ thích thôi chưa đủ, nếu bạn thích nhưng thiếu năng lực, thiếu tính cách, hoặc thể chất … không đủ điều kiện để bạn làm nghề đó thì cũng không thể làm được nghề đó.

Tôi cần làm nghề gì? => khi bạn thích và có đủ năng lực nhưng lựa chọn nghề xã hội không còn nhu cầu nhân lực thì cũng khiến cho người chọn gặp khó khăn về đầu ra.
Giải đáp và tổng hợp được cả 3 câu hỏi này, thì học sinh sẽ có được ngành nghề tối ưu nhất cho bản thân.

Văn bằng 2 đại học Luật Hà Nội st